CHỊ EM TRONG NHÀ.. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, do Bố phải đi xa với cả nhà dài ngày..nên lúc đầu, cả 4 Chị em đã sống cùng với Mẹ ở chung tại quê nhà. Có giai đoạn, tôi và em nhỏ cùng Mẹ phải tạm lánh ra vùng tự do, sống trong an toàn khu. Cuộc sống lúc đó thật vất vả nhiều chiều..!
Ông bà ngoại rất thương mẹ - Vì, là con lớn ở trong nhà, mà lại gặp quá nhiều khó khăn, cuộc sống gia đình thì vất vả.. khi phải ở quê cùng với cả đàn con còn nhỏ. Hơn nữa, lúc đó Chị và Anh tôi cũng đã đến tuổi đi học, nên ông bà đã đón cả 2 người ra HN để vào các trường học, chỉ còn tôi với em là vẫn sống cùng Mẹ. Khi đó, Chị em chúng tôi phải tạm.. xa nhau.
Tuy vậy, cũng đôi khi tôi được mẹ cho ra HN chơi trong vài ngày. Lúc đó tôi còn nhớ và thấy.. Dì út cùng Chị lớn, cứ trước khi đi ngủ, lại mặc trọn bộ quần áo dài mầu trắng..quỳ xụp, chắp tay, miệng lẩm nhẩm những điều gì. Hóa ra, Dì cùng Chị theo học tạm ở trường Thánh Mẫu - Trường của nhà Dòng trên phố nhà Chung, còn Anh thì học tại một trường ở ngay gần với nhà...
Cho đến khi còn mấy ngày trước lúc hòa bình được lập lại, Mẹ và 2 anh em tôi cũng được trở về Hà Nội từ vùng tự do, cùng chung sống với Ông Bà trong một căn phòng trên gác nhỏ... Với những ngày cuối cùng của giặc Pháp còn ở Hà Nội, nhìn qua khe cửa, tôi thấy được..cảnh tượng các xe Gíp, xe Tăng giặc gầm rú thị uy..trên đường phố gần nhà, các tốp lính cầm súng lăm lăm, chạy rầm rập trên đường.. trông thật vội vã..
Rồi ngày hòa bình thực sự trở lại, những bóng dáng cuối cùng của giặc Pháp đã rút lui và khuất hẳn. Đoàn quân chiến thắng bừng bừng hào khí tiến vào tiếp quản Thủ đô. Với niềm tin tưởng chắc rằng, trong đoàn quân oai hùng ấy..có Bố tôi đang đi cùng ..
Kể từ đó, toàn gia đình đã thực sự đoàn tụ, cùng sống chung trong một mái ấm.. Sau một thời gian sắp xếp, Mẹ tìm thuê nhà ra ở riêng, để cả nhà sống độc lập. Lúc ban đầu, là căn nhà nhỏ trên phố hàng Tre, gần với cơ quan của Bố - Bộ Kiến trúc Thủy lợi và cũng gần với trường Nguyễn Du, nơi 2 anh em tôi chuyển về cùng học, riêng chị lớn phải đi xa hơn, chị học ở trường nữ sinh Trưng Vương. Chúng tôi hy vọng.. sẽ tìm được một ngôi nhà rộng rãi, khang trang hơn.. Thế rồi, Mẹ cũng thuê được nhà rộng trên phố hàng Trống. Cuộc sống riêng trong đoàn tụ của cả gia đình.. đã bắt đầu từ đó.
* chị lớn - AN. Trong thời gian còn bị tạm chiếm, khi đã đến tuổi đi học, Bà ngoại để Chị học tạm tại trường Thánh mẫu của nhà Dòng qua giới thiệu của những người quen.. Chị học đến hết cấp 1. Hòa bình lập lại, gia đình ổn định nhà riêng trên phố Hàng Trống, chị đã chuyển về học trường nữ sinh Trưng Vương, tiếp tục nốt 2 cấp cho đến lúc tốt nghiệp cấp 3 - năm 1961. Chị ghi danh vào trường ĐH. Y cùng mấy người bạn thân.. song, bị thiếu điểm. Rồi chị chuyển sang theo ngành Sư phạm, trở thành một cô giáo cho phù hợp với cái "chất" của mình. Tốt nghiệp, Chị được phân công về dạy tại trường cấp 2, bên Lệ Mật, huyện Gia lâm, ngoại thành Hà Nội.
Cứ như thế, cuộc sống của Chị cứ êm đềm trôi thật nhẹ nhàng, dọc dài theo năm tháng.. Rồi chị đến với cuộc sống riêng của mình cùng một Thầy giáo cũng dạy trong trường. Anh, là con của một nhà tư sản cũ.. đến lúc ấy, cũng chỉ như mọi người dân bình thường khác.. nhưng vẫn bị gắn tên với “tiếng” của xa xưa.. bám sát phía sau. Nhà anh ở phố hàng Bông gần với nhà, tôi được anh chi quý mến, nên những khi rảnh rỗi là lại qua bên đó chơi.
Khi anh chị cưới, lần đầu tiên tôi được dự lễ của người trong gia đình, tôi nghiêm chỉnh trong bộ quần áo mới, cứ đi bám sát theo sau để được gần với cô Dâu chú Rể, cũng là để được chụp ảnh nhiều.. Dự đám cưới của anh chị, mà trong lòng cũng thấy lâng lâng, cứ quẩn quanh trong mình đâu đó một điều gì.? lúc ấy thì chưa lý giải được..
Anh với tướng mạo cao ráo, nói năng thật hiền, anh có nhiều tài lẻ, đam mê chụp ảnh.. Rồi trở thành "ông thợ" bán chuyên từ khi nào.. Anh cũng đã dạy tôi nhiều điều, về các góc máy, lựa chọn độ mở ống kính, cách căn ánh sáng, cả cách xử lý ảnh trong phòng tối.. Để sau một thời gian, tôi đã trở thành phụ tá đắc lực của anh.. Từ đó, tôi đã phát huy cái “vốn” học được ấy vào nghề riêng của mình.. để cũng cho ra được khá nhiều tấm ảnh.. đẹp.
Với đồng lương phải chắt chiu, cùng nhiều việc làm thêm từ "tay trái", anh đã gom góp để mua được chiếc máy quay đĩa, loại của Đức. Lần đầu tiên tôi và cả nhà cùng nghe được nghe nhiều bài ca, giai điệu tuyệt vời.. từ chiếc máy "cổ" ấy. Vậy mà khi đó, sao thấy nó thật to lớn, hiện đại và du dương đến thế.. Chiếc máy lúc đó, là cả một gia tài lớn ấy chứ.?
Cứ như thế, gia đình anh chị cũng có đứa cháu đầu, một bé gái xinh xắn, cả nhà ai cũng thương yêu, mọi người cứ lăn xả vào “xí phần” để được trông cháu. Các cụ xưa thì vẫn thường bảo, đó là “con đầu, cháu sớm”mà.. Cháu đã sống và lớn lên trong tình cảm yêu thương của các Chú, các Cô trong nhà.. Bây giờ, cả gia đình riêng của Cháu đang sống ở Sydney bên Úc, lâu lâu các cháu cũng đón mẹ sang chơi, nghỉ dưỡng vài tháng, hưởng thụ tuổi chiều.
Cứ như thế, gia đình anh chị cũng có đứa cháu đầu, một bé gái xinh xắn, cả nhà ai cũng thương yêu, mọi người cứ lăn xả vào “xí phần” để được trông cháu. Các cụ xưa thì vẫn thường bảo, đó là “con đầu, cháu sớm”mà.. Cháu đã sống và lớn lên trong tình cảm yêu thương của các Chú, các Cô trong nhà.. Bây giờ, cả gia đình riêng của Cháu đang sống ở Sydney bên Úc, lâu lâu các cháu cũng đón mẹ sang chơi, nghỉ dưỡng vài tháng, hưởng thụ tuổi chiều.
Ở Hà Nội cùng với Chị bây giờ, chỉ còn cháu gái thứ 2. Nay đã có gia đình riêng cùng cháu trai, trông mặt.. rất "tầu khựa" bởi, mỗi khi "Cu con" nở nụ cười là "không thấy Tổ quốc đâu", thật tếu ghê.. Hiện nay, chỉ mỗi một Cu con ở gần Bà, nên được cưng lắm, từ đó cu con cứ tròn ung ủng (trộm vía thằng bé), trông thật sướng cả cái con mắt..
Vậy là, khi về tuổi "xế" của mình, Chị cũng đã thật sự ổn định trong cuộc sống chung của toàn gia đình, đầy đủ kinh tế và.. luôn vui vầy cùng với các Con, các Cháu..
* Anh trai - NAM.
Anh trai tôi - nhà gọi là anh trưởng, thua Chị lớn - chị cả 2 tuổi và hơn tôi 2 tuổi. Cũng rất hay, là Mẹ cứ sinh cách đều 2 năm.. một con cho đến cô em gái. Tuy anh thấp hơn tôi, nhưng lại đậm người, vậy mà đã từng chơi bóng rổ nhiều năm trong thời gian là SV, anh đã hướng dẫn tôi chơi bóng rổ theo anh..
Trong thời gian đất nước còn bị giặc Pháp tạm chiếm, anh ở HN với nhà bà Ngoại là chính, ít ở quê hơn tôi.. anh được Bà cho đi học trong một trường tư thục. Khi hòa bình lập lại, anh và tôi cùng về trường Nguyễn Du cho đến lúc hết cấp 2, rồi trường Trưng Vương lúc cấp 3 - khi đó, trường không chỉ dành cho nữ sinh nữa.. và rồi, thi đậu vào trường ĐH.Nông nghiệp 1 HN, theo ngành Trồng trọt. Trong thời gian học, tôi cứ thấy anh trồng hết cây này, rồi cây khác.. khi thì thấy ra hoa, lúc thì thấy ra quả.. rồi, triết ghép loạn xị các cây với nhau. Có lần, anh thử ghép ngọn cây Cà chua với gốc cây Khoai tây.. tôi cứ thấy hay hay, là lạ.
Trong thời gian đất nước còn bị giặc Pháp tạm chiếm, anh ở HN với nhà bà Ngoại là chính, ít ở quê hơn tôi.. anh được Bà cho đi học trong một trường tư thục. Khi hòa bình lập lại, anh và tôi cùng về trường Nguyễn Du cho đến lúc hết cấp 2, rồi trường Trưng Vương lúc cấp 3 - khi đó, trường không chỉ dành cho nữ sinh nữa.. và rồi, thi đậu vào trường ĐH.Nông nghiệp 1 HN, theo ngành Trồng trọt. Trong thời gian học, tôi cứ thấy anh trồng hết cây này, rồi cây khác.. khi thì thấy ra hoa, lúc thì thấy ra quả.. rồi, triết ghép loạn xị các cây với nhau. Có lần, anh thử ghép ngọn cây Cà chua với gốc cây Khoai tây.. tôi cứ thấy hay hay, là lạ.
Khi tốt nghiệp ra trường, Anh được phân công về sở NN trên tỉnh Cao Bằng.. rồi phải sống xa nhà trong nhiều năm, chỉ được về lại HN theo những kỳ nghỉ phép..và lại phải ra đi. Cuộc sống ở nơi thật xa ấy, cũng đã để lại trong anh thật nhiều kỷ niệm vui, buồn khác nhau. Có lẽ, kỷ niệm vui và sâu sắc nhất.. là có được "bà xã" hiện nay - một Dược sĩ cao cấp, cũng đi lên công tác trên đó và họ đã gặp nhau.. trong tình cảm "thiếu hụt" của những người Hà Nội phải sống cách xa.. với gia đình.
Rồi, cũng trải qua nhiều cố gắng.. cả trong công tác, qua nhiều lần vận động.. đến tận khi gặp được dịp thật may mắn.. Anh mới chuyển được công tác về Hà Tây để được gần với gia đình hơn. Từ Hà Đông, chỉ cách HN có hơn chục cây số..nên anh về được nhà thường theo xuyên hàng tuần, cùng những khi đi công tác.
Ở Hà Tây, anh đã được làm nhiều công việc theo đúng chuyên môn của mình hơn, do vậy vốn chuyên ngành Trồng trọt đã được phát huy gần như tối đa. Vào giai đoạn đó, lương thực của cả miền Bắc gặp thật nhiều khó khăn, người dân phải ăn độn các loại hạt..từ nguồn nhập khẩu khác nhau, cùng với số lượng gạo thật ít ỏi..là lượng lương thực chính.. trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.
Qua chủ trương chung của Nhà nước, việc phát triển các loại cây lương thực.. là hướng đi cấp bách khi đó. Tỉnh Hà Tây được làm thí điểm về phát triển trồng cây.. khoai tây. Anh đã tham gia vào làm công việc đó, chỉ trong vòng 2 năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm.. để sau đó mở rộng rồng đại trà. Sản lượng thu hoạch khoai tây ở trong nước đã tăng thật cao, tăng vọt. Để từ đó, cây khoai tây được trồng ở hầu hết trên các tỉnh. Từ đó, miền Bắc đã bắt đầu an tâm..về "cái ăn" cho mọi người dân. Như vậy, là cũng đảm bảo lương thực của mọi nhà..
Với kết quả đó, anh được đi thi để làm nghiên cứu sinh, rồi sang học chuyên sâu bên Ấn Độ một khoảng thời gian là khá dài.. Bởi học NCS theo cả 2 giai đoạn, đề tài là để phục vụ cho thực tiễn..cần thật đầy đủ số liệu kết hợp của nghiên cứu với thực tế. Với kết quả.. là khả quan, sau bảo vệ luận án, anh trở thành Tiến sĩ. Về nước, làm trong vụ khuyến nông Bộ NN. Một thời gian sau, chuyển sang làm việc cho UNDP tại Việt Nam, cũng vẫn làm công việc chuyên môn của mình, phục vụ theo các dự án quốc tế tài trợ.. cho đến tận bây giờ, kể cả khi anh đã nghỉ theo chế độ được 5 năm. Bây giờ, cả gia đình sống ổn định và khá phong lưu - Với nhà cửa gọn gàng, khang trang trong 1 khu chung cư đẹp của HN. Anh cũng đã lên bậc cấp.. có thông gia, khi cô gái có gia đình riêng và còn lên cấp hàm "tá" bởi có 2 cháu ngoại rồi. Riêng cậu Út, sau tốt nghiệp ĐH, đang đi làm tạm thời vì đan chờ kế hoạch học tiếp, cho nâng cao nghiệp vụ.. Vậy đấy, trong những điều kiện và hoàng cảnh như vậy.. các Cụ vẫn bảo là - đó, là số sướng, trọng vọng..
* Các Em tôi. Gia đình có 7 Chị, anh em. Tôi là thứ 3, sau tôi còn 4 em nữa, với 3 gái, 1 trai - Thuộc loại gia đình đông con..vào thủa ấy. Cũng bởi, trong cái thời bao cấp, cán bộ làm trong CQ nhà nước.. ngoài lương cơ bản, có thêm các khoản phụ cấp, phụ cấp con.. lại khá nhiều. Hơn nữa, lúc đó không có vận động..sinh đẻ như bây giờ. Do vậy, các Cụ cứ tự nhiên "thêm" con.. càng nhiều, phụ cấp vào lương càng cao?
Mà cũng lạ, sao hồi đó nuôi con.. lại dễ dàng đến vậy.! Lúc đó, đâu có nhiều loại sữa như bây giờ đâu.? Tất cả, đều nhờ vào nguồn sữa của mẹ.. Khi thiếu, thì chỉ có nước cơm, với vài thìa đường cát, hay nếu "sang" một chút.. là có được hộp sữa "ông Thọ".. là xong mọi việc. Vậy mà, chúng tôi vẫn cứ khỏe, cứ cao, vạm vỡ..lại còn khá thông minh nữa chứ.
Mà cũng lạ, sao hồi đó nuôi con.. lại dễ dàng đến vậy.! Lúc đó, đâu có nhiều loại sữa như bây giờ đâu.? Tất cả, đều nhờ vào nguồn sữa của mẹ.. Khi thiếu, thì chỉ có nước cơm, với vài thìa đường cát, hay nếu "sang" một chút.. là có được hộp sữa "ông Thọ".. là xong mọi việc. Vậy mà, chúng tôi vẫn cứ khỏe, cứ cao, vạm vỡ..lại còn khá thông minh nữa chứ.
Ôi, bây giờ, để nuôi được 1 đứa con.. là cả vấn đề.. thật to lớn.! Nào là, phải sữa loại gì.. tốt, thức ăn bồi dưỡng..ra sao? Rồi điều kiện vệ sinh, quần áo mặc.. đi bác sĩ khám bệnh, thuốc thang khi ốm.. Và nữa, việc học hành, trường lớp, Cô giáo.. Ôi, trăm khoản thứ.. phải "chi", thật là khổ..!
Nếu ở vào những năm đó.. bọn chúng tôi, dừng với 4 người.. thì đỡ vất vả biết bao.? Bởi, khi đó, chúng tôi cũng đã khá lớn đều cả rồi..sẽ phù hợp hơn cùng hoàn cảnh.. Đến khi đã gồm 7 người, mà các nhà lại ở cách xa nhau..lại vẫn cảm thấy..thiêu thiếu.
Nhớ lại lúc đó, cả nhà là khá đông, nên mọi người đều vất vả, tất cả cùng phải lao động, làm việc thật nhiều.. Từ đó, chị em trong nhà lại càng thương yêu, giúp đỡ nhau.. trong biết bao nhiêu công việc chung, riêng của cả nhà, từ mỗi người...Cũng thật đúng thôi, vào lúc đó.. khi các em thì còn bé, mặt mũi ai trông cũng rất dễ thương, ngoan hiền.. Vì vậy, các chị, các anh.. ai cũng thích, cũng yêu và càng thương em hơn...
Cứ như thế, trong cả một khoảng thời gian thật dài.. các em đã cùng sống quần tụ vui vầy chung trong tổng thể gia đình. Rồi, cũng lớn lên, vào với các trường, học hành, hoàn tất theo đủ mọi cấp.. Chỉ khó nhất là việc vào được các trường ĐH, phù hợp với khả năng..! Lúc đó, chị lớn thì đã ra ở riêng, anh lại công tác ở tỉnh xa.. Chỉ còn mình tôi làm tại HN. Mọi công việc "giám sát, kiểm tra, tư vấn" cho học hành..đến việc vào trường gì, sẽ làm ở đâu..đều dồn cả về tôi. Cũng may, tôi có được mối quan hệ khá, quen biết nhiều.. nên phần nào cũng thuận lợi được nhiều chiều..giúp cho các em.
Đến bây giờ, mỗi người đều yên phận theo mỗi điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình..
+ Em gái - Toàn Là cô em gái ngay sau tôi, cách tôi gần 4 tuổi, thuộc năm Dần, nên cũng vất vả nhiều.. Cô học trường Sư phạm, tuy vào ĐH sau.. mà lại ra trường trước, nên đã chia lương "tặng" khi tôi làm đồ án ra trường. Sau này, về dạy học trường cấp 2 và "trung thành tới cùng" với huyện Thanh Trì - vùng ngoại thành.. Kể cả, cho đến nay, Cô cũng xây dựng nhà ở 3 tầng và cùng gia đình.. sống tại đó.
Trong nhà có "sẵn" nghề, là ai cũng biết may.. nhưng Cô, lại là người "được" may nhiều nhất..vì, từ khi nghỉ dạy học, Cô vẫn cứ may các đồ thờ cúng, cờ xí phục vụ lễ hội.. khi người ta ta đặt. Vậy là Cô vẫn nối tiếp theo cái "nghề" truyền thống của Ông, Bà ngoại..từ xưa. Tính lao động miệt mài, chăm chỉ và cần mẫn là.. từ "gien" Mẹ. Sức làm việc của Cô ấy vẫn bền bỉ.. làm cho đến tận bây giờ.
Với cuộc sống riêng của mình, Cô đến với gia đình.. thật muộn màng, "ông xã" cũng là giáo viên dạy môn Toán.. cùng trường, họ đến với nhau trong tình thâ đồng nghiệp, thông cảm điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe của nhau.. Họ đến cùng nhau thật tự nhiên, trong sáng.. đến nay, họ chỉ có một cháu trai, nay đã là SV ngành Tin học. Nhớ lại, hồi Cháu còn nhỏ..được kèm cặp thật chặt chẽ, phải học liên tục..theo rất nhiều môn, đôi khi lại không..liên quan với nhau nhiều..Phải chăng, muốn cho Cháu không bị..gần với những điều xấu.? hoặc là để được "đa dạng", chủ động..hơn trong cuộc sống của sau này..? Cuối cùng, trong cả nhà..Cháu là người ngoan, hiền và biết ý.. nhất. Có lẽ thế, mà cu cậu trông "chững trạc" hơn hẳn - Đúng là con, của nhà giáo. Ông xã Cô, nay thuộc hàng "cao niên"..nên khá chậm, thêm sức "ỳ" từ bản tính hiền lành, ít nói..do vậy ngại tiếp cận với đông người, "lười" tiếp xúc..do vậy, tôi cũng ít gặp.
Cũng rất mừng..là gia đình của Cô nay đã ổn định, khá vững.. cuộc sống hoàn toàn thanh thản nơi ngoại thành, thật thoáng đãng..như hòa cùng bản tính riêng mọi người.
+ Với.. chú Cường . Tên thật của chú thì là Hùng, nhưng ở nhà thì vẫn quen gọi Cường. Trong thời buổi máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, Hg đã phải đi theo anh lớn lên tận Cao Bằng sống và học ở trên đó. Sau thì lại theo cùng cơ quan tôi lên Vĩnh Phúc.. Do, phải di chuyển và thay đổi nhiều, lại phải đổi trường, đổi lớp.. liên tục. Nên khi về HN, cũng do hòa theo bạn bè.. đến mải chơi, việc học bị sa sút nhiều.. nên chán nản..!
Đến bây giờ, mỗi người đều yên phận theo mỗi điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình..
+ Em gái - Toàn Là cô em gái ngay sau tôi, cách tôi gần 4 tuổi, thuộc năm Dần, nên cũng vất vả nhiều.. Cô học trường Sư phạm, tuy vào ĐH sau.. mà lại ra trường trước, nên đã chia lương "tặng" khi tôi làm đồ án ra trường. Sau này, về dạy học trường cấp 2 và "trung thành tới cùng" với huyện Thanh Trì - vùng ngoại thành.. Kể cả, cho đến nay, Cô cũng xây dựng nhà ở 3 tầng và cùng gia đình.. sống tại đó.
Trong nhà có "sẵn" nghề, là ai cũng biết may.. nhưng Cô, lại là người "được" may nhiều nhất..vì, từ khi nghỉ dạy học, Cô vẫn cứ may các đồ thờ cúng, cờ xí phục vụ lễ hội.. khi người ta ta đặt. Vậy là Cô vẫn nối tiếp theo cái "nghề" truyền thống của Ông, Bà ngoại..từ xưa. Tính lao động miệt mài, chăm chỉ và cần mẫn là.. từ "gien" Mẹ. Sức làm việc của Cô ấy vẫn bền bỉ.. làm cho đến tận bây giờ.
Với cuộc sống riêng của mình, Cô đến với gia đình.. thật muộn màng, "ông xã" cũng là giáo viên dạy môn Toán.. cùng trường, họ đến với nhau trong tình thâ đồng nghiệp, thông cảm điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe của nhau.. Họ đến cùng nhau thật tự nhiên, trong sáng.. đến nay, họ chỉ có một cháu trai, nay đã là SV ngành Tin học. Nhớ lại, hồi Cháu còn nhỏ..được kèm cặp thật chặt chẽ, phải học liên tục..theo rất nhiều môn, đôi khi lại không..liên quan với nhau nhiều..Phải chăng, muốn cho Cháu không bị..gần với những điều xấu.? hoặc là để được "đa dạng", chủ động..hơn trong cuộc sống của sau này..? Cuối cùng, trong cả nhà..Cháu là người ngoan, hiền và biết ý.. nhất. Có lẽ thế, mà cu cậu trông "chững trạc" hơn hẳn - Đúng là con, của nhà giáo. Ông xã Cô, nay thuộc hàng "cao niên"..nên khá chậm, thêm sức "ỳ" từ bản tính hiền lành, ít nói..do vậy ngại tiếp cận với đông người, "lười" tiếp xúc..do vậy, tôi cũng ít gặp.
Cũng rất mừng..là gia đình của Cô nay đã ổn định, khá vững.. cuộc sống hoàn toàn thanh thản nơi ngoại thành, thật thoáng đãng..như hòa cùng bản tính riêng mọi người.
+ Với.. chú Cường . Tên thật của chú thì là Hùng, nhưng ở nhà thì vẫn quen gọi Cường. Trong thời buổi máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, Hg đã phải đi theo anh lớn lên tận Cao Bằng sống và học ở trên đó. Sau thì lại theo cùng cơ quan tôi lên Vĩnh Phúc.. Do, phải di chuyển và thay đổi nhiều, lại phải đổi trường, đổi lớp.. liên tục. Nên khi về HN, cũng do hòa theo bạn bè.. đến mải chơi, việc học bị sa sút nhiều.. nên chán nản..!
Thế rồi việc gọi nhập ngũ, theo nghĩa vụ quân sự cũng đến, khi Hg đi Bộ đội là lúc đang học dở lớp 9. Tuổi còn trẻ, việc học hành chưa xong, tính tình chưa thật vững..nên cả nhà cứ lo lắng khi..phải đi xa... Cũng thật may mắn, là khi đó, tin chiến thắng từ miền Nam đang vang dội trên cả nước.. Khi đó, Hg được phân vào đơn vị pháo phòng không, di chuyển vào Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.. khi đơn vị tiến đến đâu, thì địa phương ấy đã được giải phóng, cả đòan quân chỉ tham gia vẻn vẹn 1 trận gần SG, bắn 4 viên đạn.. rồi vào đến Sài Gòn, đơn vị đóng quân tại Biên Hòa.
Vậy, là Chú cũng là người đầu tiên đại diện cho cả họ ở ngoài Bắc.. tìm và gặp được gần hết họ hàng, bà con sinh sống ở trong Nam.. nhưng Chú là nhỏ, nên cũng chỉ biết vậy thôi, chứ có hiểu gì..họ như thế nào đâu..! Sau 3 năm nghĩa vụ, khi giải ngũ, Hg được sang Liên Xô ngày đó, theo học lớp công nhân kỹ thuật.. với chuyên ngành đào tạo "thợ tiện cao cấp".. Về nước, chờ đợi phân công lâu quá, Hg đi làm cho công ty cơ khí tư nhân, cũng là chỗ quen biết. Có "vốn liếng" tay nghề cao, đi làm, cũng nhận được đồng lương lao động.. khá cao lúc bấy giờ. Làm chỉ được hơn 2 năm, thì thôi, chuyển về làm tư nhân..tự mình len lỏi..buôn bán theo nhóm bạn.. Vậy mà, cũng ổn được về đời sống..theo tự lập.
Vậy, là Chú cũng là người đầu tiên đại diện cho cả họ ở ngoài Bắc.. tìm và gặp được gần hết họ hàng, bà con sinh sống ở trong Nam.. nhưng Chú là nhỏ, nên cũng chỉ biết vậy thôi, chứ có hiểu gì..họ như thế nào đâu..! Sau 3 năm nghĩa vụ, khi giải ngũ, Hg được sang Liên Xô ngày đó, theo học lớp công nhân kỹ thuật.. với chuyên ngành đào tạo "thợ tiện cao cấp".. Về nước, chờ đợi phân công lâu quá, Hg đi làm cho công ty cơ khí tư nhân, cũng là chỗ quen biết. Có "vốn liếng" tay nghề cao, đi làm, cũng nhận được đồng lương lao động.. khá cao lúc bấy giờ. Làm chỉ được hơn 2 năm, thì thôi, chuyển về làm tư nhân..tự mình len lỏi..buôn bán theo nhóm bạn.. Vậy mà, cũng ổn được về đời sống..theo tự lập.
Thế rồi, bước vào cuộc sống gia đình, vợ cũng là công nhân KT học ở Liên Xô, cùng với cô con gái.. Cả gia đình nay chuyển sang mở tiệm cơm Văn phòng, ngay tại nhà ở Hàng Trống cũ.. Vậy, cũng yên tâm, ổn định được một "nhân vật".
+ Với.. cô Mai .
Cô là gái, sinh sau Hg gần 2 năm, cũng trong bối cảnh của những ngày phải sơ tán nhiều.. nên, việc học hành cũng phần nào hạn chế.. Song cũng qua được hết lớp 12, không đậu vào ĐH được.! Cơ quan tôi tự đào tạo lớp Họa viên, cho can in bản vẽ Kỹ thuật, phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế..
Tôi xin cho Cô vào lớp đó, khi về nhà lại kèm cặp thêm..thế là vào làm việc cùng trong cơ quan, được làm gần nhà, hưởng theo lương sản phẩm.. Như vậy, cũng là được rồi, là ổn định với phận gái, sẽ có thuận lợi cho cuộc sống gia đình riêng.. sau này.
Cô bước vào cuộc sống gia đình riêng, tôi đã không dự được.. bởi cả gia đình đã vào sống trong SG rồi. Nhưng tôi đã biết, trao đổi nhiều điều.. vì Chú ấy cũng làm việc trong SG một thời gian dài.. sau này chuyển hẳn ra HN sống cùng với gia đình.
Theo "trào lưu" chung của lúc đó, Cô cũng sang Liên Xô đi lao động liên kết cùng 4,5 người trong cơ quan.. cũng là số "may", Cô không phải làm theo dây chuyền may CN, mà đứng Căng tin..phục vụ đời sống công nhân của nhà máy.. Cũng "ky cóp" được ít tiền, mua đồ gửi về..bán, chuyển thành nguồn "quỹ " tiết kiệm.. cho cuộc sống riêng. Vậy mà, cũng phải đi xa đếngần 4 năm.
Sau này, cùng Chồng chịu khó "xoay vốn" chuyển sang ngạch buôn bán hàng Kim khí, điện máy. Dần dà, do việc làm ăn "khấm khá".. Cô, Chú đã thuê nhà, mở được 2 cửa hàng.. trên đường Hai Bà Trưng, sau chuyển về Tràng Thi và phố Huế. Gia đình có 2 con. Cháu gái lớn đi du học bên Hà Lan, nay đang sống, làm việc trong SG. Cháu thứ 2, vừa thi ĐH, có lẽ cũng đi xa để học.. Về phần kinh tế, thì gia đình Cô, thuộc diện khá giả, bởi có điều kiện quen rộng, biết việc và buôn bán "tự do", nên cũng thành đạt.. Đến nay, gia đình cũng ổn định trong căn nhà "vi la" 3 tầng, phía ngoài bờ sông, thuộc khu Ba Đình Hà Nội.. Đúng như, các cụ vẫn bảo - Vi thương, bất phú.. Như vậy, cũng là thật ổn..trong bối cảnh của thị trường "mở" của hiện nay..cũng là tốt.
Cô là gái, sinh sau Hg gần 2 năm, cũng trong bối cảnh của những ngày phải sơ tán nhiều.. nên, việc học hành cũng phần nào hạn chế.. Song cũng qua được hết lớp 12, không đậu vào ĐH được.! Cơ quan tôi tự đào tạo lớp Họa viên, cho can in bản vẽ Kỹ thuật, phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế..
Tôi xin cho Cô vào lớp đó, khi về nhà lại kèm cặp thêm..thế là vào làm việc cùng trong cơ quan, được làm gần nhà, hưởng theo lương sản phẩm.. Như vậy, cũng là được rồi, là ổn định với phận gái, sẽ có thuận lợi cho cuộc sống gia đình riêng.. sau này.
Cô bước vào cuộc sống gia đình riêng, tôi đã không dự được.. bởi cả gia đình đã vào sống trong SG rồi. Nhưng tôi đã biết, trao đổi nhiều điều.. vì Chú ấy cũng làm việc trong SG một thời gian dài.. sau này chuyển hẳn ra HN sống cùng với gia đình.
Theo "trào lưu" chung của lúc đó, Cô cũng sang Liên Xô đi lao động liên kết cùng 4,5 người trong cơ quan.. cũng là số "may", Cô không phải làm theo dây chuyền may CN, mà đứng Căng tin..phục vụ đời sống công nhân của nhà máy.. Cũng "ky cóp" được ít tiền, mua đồ gửi về..bán, chuyển thành nguồn "quỹ " tiết kiệm.. cho cuộc sống riêng. Vậy mà, cũng phải đi xa đếngần 4 năm.
Sau này, cùng Chồng chịu khó "xoay vốn" chuyển sang ngạch buôn bán hàng Kim khí, điện máy. Dần dà, do việc làm ăn "khấm khá".. Cô, Chú đã thuê nhà, mở được 2 cửa hàng.. trên đường Hai Bà Trưng, sau chuyển về Tràng Thi và phố Huế. Gia đình có 2 con. Cháu gái lớn đi du học bên Hà Lan, nay đang sống, làm việc trong SG. Cháu thứ 2, vừa thi ĐH, có lẽ cũng đi xa để học.. Về phần kinh tế, thì gia đình Cô, thuộc diện khá giả, bởi có điều kiện quen rộng, biết việc và buôn bán "tự do", nên cũng thành đạt.. Đến nay, gia đình cũng ổn định trong căn nhà "vi la" 3 tầng, phía ngoài bờ sông, thuộc khu Ba Đình Hà Nội.. Đúng như, các cụ vẫn bảo - Vi thương, bất phú.. Như vậy, cũng là thật ổn..trong bối cảnh của thị trường "mở" của hiện nay..cũng là tốt.
+ Và..cô út Thu. Từ lúc nhỏ, Cô đã được mọi người.. trong gia đình chiều, chăm lo đủ mọi thứ..vì là út ít và là phận gái. Hơn nữa, trong nhà đông anh em, ai cũng lớn hơn, biết làm và làm mọi việc..nên, gần như Cô không phải làm cái gì..nếu có, chỉ là "quân" đầu sai vặt..mà thôi. Lúc lớn lên, là đi học, được cái là chịu khó, chịu học.. đến khi xong xuôi phổ thông.. cũng vẫn chưa "toát lộ" được mặt năng khiếu và năng lực..theo hướng nào..? Cũng bởi vậy, mà cái "vốn liếng" trong việc bếp núc.. của Cô, gần là số o..!
Đến nay, 2 đã xong ĐH, bắt đầu cho cuộc sống tự lập, giúp đỡ gia đình.. 1 còn đang học và 1 chuẩn bị.. Tuy, khổ người, nét mặt, dáng vẻ.. là khác nhau, nhưng lại có chung.. một sự đồng điệu, nhất quán, hòa vào tình thương chung của gia đình. Bởi trong chúng, hiển nhiên đã cùng chung.. trong một dòng huyết thống của Nội, ngoại...
4 chàng Ngự lâm của nhà : Đức Minh. Lệnh Quân, Hải Trung và Công Thành
Theo với "vai vế" trong nhà, thì Hải Trung ( áo xanh) là lớn nhất, là con của anh Trưởng mà..lại còn là "đích tôn" của cả gia đình nữa đấy..học xong ĐH Nông nghiệp, ngành Thổ nhưỡng, hiện đang đi làm tạm để còn phải "bổ túc"thêm..rồi mới chịu bước vào cuộc sống làm ăn thực sự.
Tiếp sau, là Đức Minh (áo đỏ) con trai Cô em sát tôi, tuy "vế" cao, nhưng do sinh sau nên đang học trường Kỹ thuật Công nghệ với ngành Tin học..cu Cậu, cao nhất (vì đậm gien của Bố) Minh thật hiền, chịu học.. biết làm nhiều việc giúp đỡ Bố, Mẹ.
Nữa, là Thành Công (áo trắng) ít tuổi nhất, vì là con thứ 2 trong nhà, đang chuẩn bị hành trang cho vào ĐH, hiện đang say xưa với nghề thiết kế thời trang, nhưng lại không học trong nước..Như vậy, phải "cố gắng" nhiều mới đạt được yêu cầu..đó.
Cuối cùng, là Lệnh Quân (áo xanh) con trai của Cô út, vửa xong ĐH,về bên Ngoại là út ít..còn với bên Nội, lại là "đích tôn".. Do vậy, càng cần "cứng cáp", tự chủ và thật sự chủ động, mạnh mẽ hơn..cho xứng tầm với sự tin, yêu của mọi người..
Vậy nhé, chỉ ngắn gọn vậy thôi..cũng là rất thương yêu và tin tưởng thật nhiều ở các Cháu rồi.?
Tôi làm ở Bộ, nhưng thân và quen với trường Kiến trúc..thật nhiều, nên hướng Cô vào, dạy môn vẽ ở nhà để đi thi..Nào ngờ, Cô đã đỗ, mà còn được điểm cao. Song, đã hiểu kỹ về nghề đối với giới nữ..sẽ vất vả. Do vậy, xin chuyển Cô sang ngành kỹ thuật Đô thị. Học xong, được về làm việc trong Bộ tư lệnh Lăng, biên chế theo hệ Quân đội chuyên nghiệp.. nghiệp vụ chuyên về cấp Nước..bảo quản phần kỹ thuật lạnh cho Lăng của Bác..
Thời gian quả là..trôi đi thật nhanh, vì đến nay, Cô đã đeo quân hàm Thượng tá..! Thế mà, trong thâm tâm, tôi vẫn cứ nghĩ Cô vẫn "non, trẻ" như.. những ngày nào. Dọc theo quy luật của cuộc sống, Cô cũng bước vào cuộc sống riêng, nhỏ của mình..với gia đình truyền thống "binh nghiệp", có được cậu con trai kháu khỉnh, nhanh nhẹn.. Nay đã học xong ĐH bên Thượng Hải - TQ. Có lẽ, Cháu cũng sẽ đi theo truyền thống, để làm việc trong một cơ sở, đơn vị..nào đó trong Quân đội. Như thế, chắc sẽ tốt nhiều cho Cháu, để đi dọc lâu dài theo cuộc sống..
Cho đến nay, khi đã nghỉ, bởi muốn được chuyển thay cuộc sống..hy vọng có thêm được phần thi vị, khác lạ..nên đã đổi từ miền khí hậu với 4 mùa..sang miền chỉ có 2 mùa. Để vào sống với đất miền Nam cùng các Anh, các Chị..cho hội tụ gia đình, được sống cùng với một miền đất hứa, luôn sống động, cuộn sôi, mà chân thành, thật ấm áp những tình thân.. Cuộc sống cũng sẽ luôn mang đến những điều thật giản dị, bất ngờ..cho hưởng trọn, đầy đặn..những ký ức..xưa.
+ Với..các cháuTrai. Trong gia đình lớn của tôi, thì 3 nhà có con theo "một bề" Gái.. Còn lại, có đủ 2 "chiều".. Nên, đã có được 4 chàng Trai, toàn dân Cao, to..lại khá điển trai. Mấy anh em, tuy ở mỗi nhà, xa nhau..mà, rất thân nhau. Mỗi khi có điều kiện gặp là quấn quýt, gần gũi, luyên thuyên đủ mọi chuyện..cứ như chẳng bao giờ kết thúc ấy..Thời gian quả là..trôi đi thật nhanh, vì đến nay, Cô đã đeo quân hàm Thượng tá..! Thế mà, trong thâm tâm, tôi vẫn cứ nghĩ Cô vẫn "non, trẻ" như.. những ngày nào. Dọc theo quy luật của cuộc sống, Cô cũng bước vào cuộc sống riêng, nhỏ của mình..với gia đình truyền thống "binh nghiệp", có được cậu con trai kháu khỉnh, nhanh nhẹn.. Nay đã học xong ĐH bên Thượng Hải - TQ. Có lẽ, Cháu cũng sẽ đi theo truyền thống, để làm việc trong một cơ sở, đơn vị..nào đó trong Quân đội. Như thế, chắc sẽ tốt nhiều cho Cháu, để đi dọc lâu dài theo cuộc sống..
Cho đến nay, khi đã nghỉ, bởi muốn được chuyển thay cuộc sống..hy vọng có thêm được phần thi vị, khác lạ..nên đã đổi từ miền khí hậu với 4 mùa..sang miền chỉ có 2 mùa. Để vào sống với đất miền Nam cùng các Anh, các Chị..cho hội tụ gia đình, được sống cùng với một miền đất hứa, luôn sống động, cuộn sôi, mà chân thành, thật ấm áp những tình thân.. Cuộc sống cũng sẽ luôn mang đến những điều thật giản dị, bất ngờ..cho hưởng trọn, đầy đặn..những ký ức..xưa.
Đến nay, 2 đã xong ĐH, bắt đầu cho cuộc sống tự lập, giúp đỡ gia đình.. 1 còn đang học và 1 chuẩn bị.. Tuy, khổ người, nét mặt, dáng vẻ.. là khác nhau, nhưng lại có chung.. một sự đồng điệu, nhất quán, hòa vào tình thương chung của gia đình. Bởi trong chúng, hiển nhiên đã cùng chung.. trong một dòng huyết thống của Nội, ngoại...
4 chàng Ngự lâm của nhà : Đức Minh. Lệnh Quân, Hải Trung và Công Thành
Theo với "vai vế" trong nhà, thì Hải Trung ( áo xanh) là lớn nhất, là con của anh Trưởng mà..lại còn là "đích tôn" của cả gia đình nữa đấy..học xong ĐH Nông nghiệp, ngành Thổ nhưỡng, hiện đang đi làm tạm để còn phải "bổ túc"thêm..rồi mới chịu bước vào cuộc sống làm ăn thực sự.
Tiếp sau, là Đức Minh (áo đỏ) con trai Cô em sát tôi, tuy "vế" cao, nhưng do sinh sau nên đang học trường Kỹ thuật Công nghệ với ngành Tin học..cu Cậu, cao nhất (vì đậm gien của Bố) Minh thật hiền, chịu học.. biết làm nhiều việc giúp đỡ Bố, Mẹ.
Nữa, là Thành Công (áo trắng) ít tuổi nhất, vì là con thứ 2 trong nhà, đang chuẩn bị hành trang cho vào ĐH, hiện đang say xưa với nghề thiết kế thời trang, nhưng lại không học trong nước..Như vậy, phải "cố gắng" nhiều mới đạt được yêu cầu..đó.
Cuối cùng, là Lệnh Quân (áo xanh) con trai của Cô út, vửa xong ĐH,về bên Ngoại là út ít..còn với bên Nội, lại là "đích tôn".. Do vậy, càng cần "cứng cáp", tự chủ và thật sự chủ động, mạnh mẽ hơn..cho xứng tầm với sự tin, yêu của mọi người..
Vậy nhé, chỉ ngắn gọn vậy thôi..cũng là rất thương yêu và tin tưởng thật nhiều ở các Cháu rồi.?